GIỚI THIỆU CUỘC THI

Ô nhiễm chất thải nhựa đang trở thành vấn đề môi trường toàn cầu, được Liên hợp quốc, các quốc gia, tổ chức và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm và nỗ lực hành động để giải quyết. Theo báo cáo xuất bản năm 2022 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì mỗi năm lượng chất thải nhựa do con người thải ra khoảng 350 triệu tấn nhựa (đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất), trong đó 13 triệu tấn chất thải nhựa được thoát ra môi trường đất, nước và đại dương.

Với mục tiêu đẩy mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa, giải quyết vấn đề rác thải nhựa và đặc biệt là hỗ trợ cho thực hiện quy định trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2024), trong khuôn khổ hợp tác công tư giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các doanh nghiệp (PPC), Bộ Tài nguyên và Môi trường và Unilever Việt Nam phối hợp Hiệp Hội Doanh Nghiệp Anh tại Việt Nam (BritCham), Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) tổ chức Chương trình GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TUẦN HOÀN NHỰA 2024 với mong muốn tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp đổi mới, sáng tạo trong chuỗi giá trị tuần hoàn nhựa, chú trọng các giải pháp mới, sáng tạo trong việc thúc đẩy năng lực thu gom, phân loại và tái chế bao bì nhựa, đặc biệt là bao bì nhựa mềm.

Tìm hiểu thêm

Chất thải nhựa đang hằng ngày tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và . Với mỗi túi nilon hoặc mảnh nhựa, cần khoảng thời gian trung bình từ 200 năm đến 300 năm để phân hủy, do đó, khi phát thải ra ngoài môi trường chất thải nhựa làm trầm trọng hơn vấn đề ô nhiễm môi trường, là nguyên nhân gây ra cái chết đau đớn cho các loài động vật đặc biệt là các loài động vật biển, chim biển, gây nên những hệ quả khôn lường về sự tồn tại của các giống loài và sự cân bằng sinh thái… Do tính chất khó phân hủy, nhựa có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm ngay cả khi đã được thu gom và chôn lấp hợp vệ sinh. Sự tồn tại lâu dài này gây ra sự thay đổi về tính chất vật lý của đất và gây ô nhiễm môi trường đất. Đồng thời, nhựa làm giảm khả năng hấp thụ nước của đất, dẫn đến hiện tượng xói mòn, thiếu dinh dưỡng và oxy, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng nếu rác thải nhựa không được xử lý đúng cách. Rác thải nhựa bị thải ra môi trường hoặc chôn lấp sẽ phân rã thành các mảnh nhựa với nhiều kích cỡ khác nhau theo thời gian. Những mảnh vi nhựa này sẽ lan trong đất, môi trường, không khí và đại dương, bị các loài sinh vật biển ăn và sau đó chúng sẽ được con người tiêu thụ. Việc tiêu thụ nhựa qua thực phẩm sẽ gây ra nguy cơ cho sức khỏe, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, và thậm chí có thể gây ra các bệnh ung thư[1].

Ngoài ra, khoảng 16% tổng lượng chất thải được xử lý tại các nhà máy chế biến phân compost và khoảng 13% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt và các phương pháp khác[2]. Trong trường hợp rác thải nhựa không được xử lý đúng cách, ví dụ như việc đốt cháy nhựa mà không tuân thủ các quy chuẩn, có thể gây ra ô nhiễm môi trường không khí, tạo ra hiệu ứng nhà kính và làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người cũng như các loài sinh vật sống khác[3].

Quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam, đô thị hóa và gia tăng dân số đang diễn ra mạnh mẽ gây ra áp lực lớn đối với môi trường, đặc biệt là sự gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nhựa tại các khu đô thị. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, khoảng 71% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bã thải từ các cơ sở chế biến phân compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt). Nhiều bãi chôn lấp không đạt vệ sinh; phần lớn các bãi chôn lấp hiện tiếp nhận CTRSH chưa được phân loại tại nguồn[4]. Tại Việt Nam, chỉ một tỷ lệ nhỏ rác thải bao bì nhựa là được thu gom và xử lý đúng cách, số còn lại bị chôn trong các bãi chôn lấp rác, thải ra nguồn nước hoặc được tái chế không đúng cách gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hoặc đốt tiêu hủy thông thường đã tạo ra nhiều hệ lụy và gánh nặng cho môi trường và xã hội, cộng đồng. Vì vậy, các giải pháp giúp nâng cao khả năng và năng lực tái chế rác thải nhựa, đặc biệt là bao bì nhựa là rất quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và đóng góp cho mục tiêu kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Nhận thức về tính nghiêm trọng của các vấn đề mà rác thải nhựa gây ra, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề này và có nhiều chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch và tổ chức triển khai hiệu quả để quản lý chất thải nhựa, giảm thiểu chất thải nhựa. Bộ Tài nguyên và Môi trường với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã xây dựng, đề xuất các chính sách, quy định pháp luật về quản lý rác thải nhựa như Luật Bảo vệ môi trường 2020, Chỉ thị số 33/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu giảm thiểu 75% (50% năm 2025) rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% (50% năm 2025) ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 100% ( 80% năm 2025) các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần và túi ni lông khó phân hủy; bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi tắm trên biển toàn quốc; 100% (80% năm 2025) các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

CHỦ ĐỀ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TUẦN HOÀN NHỰA 2024” mong muốn tìm kiếm các giải pháp mới và giải pháp đổi mới sáng tạo trong việc thúc đẩy tuần hoàn nhựa, trong đó tập trung vào việc nâng cao khả năng và năng lực ở giai đoạn thu gom, phân loại và tái chế rác thải bao bì nhựa tại Việt Nam, đặc biệt là bao bì nhựa mềm, bao gồm các giải pháp đã có hoặc chưa có sản phẩm thực tế.

Việc tìm kiếm các giải pháp mới, đổi mới, sáng tạo trong việc thu gom, phân loại, tái chế rác thải bao bì nhựa tại Việt Nam giúp hỗ trợ, thúc đẩy chính sách trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu bắt đầu có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2024

(*) Chi tiết tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế  bắt buộc theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

  • Tìm kiếm và vinh danh các sáng kiến mới, giải pháp đổi mới sáng tạo nâng cao chuỗi giá trị tuần hoàn nhựa, chú trọng giải pháp thu gom, phân loại và tái chế rác thải bao bì nhựa, đặc biệt là bao bì nhựa mềm tại Việt Nam
  • Nâng cao nhận thức về tính cấp bách trong việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa mềm tại Việt Nam
  • Khuyến khích lan tỏa và đầu tư cho các sáng kiến và giải pháp mới về thu gom, phân loại và tái chế rác thải bao bì nhựa phù hợp với thị trường Việt Nam

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

  • Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam tại nước ngoài có các sáng kiến, mô hình, giải pháp (đã hoặc chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp) hướng đến giải quyết bài toán về rác thải nhựa, rác thải bao bì nhựa, đặc biệt là rác thải bao bì nhựa mềm có thể ứng dụng cho thị trường Việt Nam.
  • Tổ chức có tư cách pháp nhân tại Việt Nam đang phát triển sản phẩm mẫu hoặc sở hữu giải pháp công nghệ giúp cải tiến và giải quyết các vấn đề trong thu gom, phân loại và tái chế rác thải bao bì nhựa, đặc biệt là rác thải bao bì nhựa mềm.

Các cá nhân/Nhóm cá nhân, tổ chức đăng ký dự thi sau đây gọi là “Đội thi”.

Nhằm mục đích tìm kiếm và vinh danh các ý tưởng, giải pháp mới và công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn, các đội tham gia sẽ được lựa chọn và đánh giá dựa trên hai bảng bao gồm:

  • Bảng Ý tưởng đổi mới sáng tạo tập trung vào các sáng kiến, mô hình và giải pháp mới và sáng tạo chưa tiếp cận thị trường, đang trong quá trình phát triển thành các sản phẩm cụ thể và đang cần sự hỗ trợ để đưa sản phẩm ra thị trường.
  • Bảng Giải pháp triển vọng tập trung vào các giải pháp đã có sản phẩm cụ thể và đã ra mắt thị trường, đang có tiềm năng mở rộng và cần sự hỗ trợ để phát triển tại thị trường Việt Nam.

Quyết định tham gia vào Bảng dự thi sẽ được các đội thi đề xuất và được Chương trình xem xét lại khi tiếp cận với hồ sơ năng lực của giải pháp và nhận định từ góc nhìn chuyên môn của Hội đồng tuyển chọn & Ban Giám khảo. Trong trường hợp có sự không đồng nhất về việc phân loại vào Bảng dự thi của các giải pháp, ý kiến của Hội đồng tuyển chọn & Ban Giám khảo sẽ được ưu tiên lựa chọn.

thể lệ giải thưởng

Ban giám khảo Chương trình sẽ chọn ra 5 Đội thi để trao giải chung cuộc với cơ cấu giải thưởng như sau:

BẢNG GIẢI PHÁP TRIỂN VỌNG

 Giải Pháp Đột Phá

Tổng Giá Trị 200.000.000 VNĐ

bao gồm: 100.000.000 VND, Giấy chứng nhận từ Chương trình và các gói hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ phi hiện kim từ các đối tác của Chương trình.

Giải Pháp Đổi Mới

Tổng Giá Trị 100.000.000 VND

bao gồm: 50.000.000 VND, Giấy chứng nhận từ Chương trình và các gói hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ phi hiện kim từ các đối tác của Chương trình

Giải Pháp Nổi Bật

Tổng Giá Trị 50.000.000 VND

bao gồm 25.000.000 VND, Giấy chứng nhận từ Chương trình và các gói hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ phi hiện kim từ các đối tác của Chương trình

BẢNG Ý TƯỞNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Ý tưởng
Sáng Tạo Vượt Trội

Tổng Giá Trị 50.000.000 VND

bao gồm: 25.000.000 VND, Giấy chứng nhận từ Chương trình và các gói hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ phi hiện kim từ các đối tác của Chương trình

Sáng kiến
được Yêu thích nhất

Tổng Giá Trị 30.000.000 VND

bao gồm 15.000.000 VND, Giấy chứng nhận từ Chương trình và các gói hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ phi hiện kim từ các đối tác của Chương trình

TIẾN TRÌNH CUỘC THI

12/04 – 23/06/2024

Giai đoạn nhận hồ sơ dự thi

18/06 – 23/06/2024

Các hoạt động đào tạo, chia sẻ, cải thiện hồ sơ và chất lượng giải pháp

24/06 – 10/07/2024

Vòng Tuyển chọn Top 50

11/07 – 15/07/2024

Vòng Tuyển chọn Top 20

16/07 – 22/07/2024

Vòng Đào tạo Top 20

23/07 – 12/08/2024

Vòng Tuyển chọn Top 5 – Lần 01

17/9/2024

Vòng Chung kết – Ngày hội Vinh danh các Giải pháp xuất sắc

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Chương trình mong muốn tìm kiếm các mô hình và giải pháp mới với phương pháp tiếp cận toàn diện, không chỉ cân nhắc về lợi ích kinh tế mà còn đảm bảo các yếu tố tác động xã hội và môi trường bền vững.

Các tiêu chí đánh giá chính bao gồm:

01 Tiêu chí về Hình Thức:

  • Khả năng trình bày giải pháp

07 Tiêu chí về Nội Dung:

BAN GIÁM KHẢO

VÒNG SƠ KẾT

Bà Lê Thị Hồng Nhi

Giám đốc Truyền thông, Đối ngoại & Phát triển Bền vững

UNILEVER VIỆT NAM

Ông Trần Việt Anh

Chủ tịch

HIỆP HỘI TÁI CHẾ CHẤT THẢI VIỆT NAM

Ông Bùi Quang Thịnh

Chuyên gia tư vấn giải pháp bao bì bền vững, Ủy viên Ủy Ban KH & CN

HIỆP HỘI BAO BÌ VIỆT NAM (VINPAS)

Bà Ngô Thùy Ngọc Tú

Đồng sáng lập

QUỸ ĐẦU TƯ TOUCHSTONE PARTNERS

Ông Bùi Lê Thanh Khiết

Chuyên gia – Trưởng nhóm Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN (ICED), ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH